Philip Fisher - Cha đẻ học thuyết đầu tư tăng trưởng

Philip Fisher

Philip Fisher

Philip Arthur Fisher (8/9/1907 – 11/03/2004) là nhà đầu tư chứng khoán Mỹ nổi tiếng với tác phẩm "Cổ phiếu thường - Lợi nhuận phi thường", là chỉ dẫn đầu tư mà vẫn được phát hành kể từ khi được phát hành lần đầu vào năm 1958.

Sự nghiệp của Philip Fisher bắt đầu năm 1928 khi ông rời bỏ Trường kinh doanh Standford khi nó mới thành lập để làm nhà phân tích chứng khoán với Ngân hàng Anglo-London ở San Francisco. Ông chuyển sang một công ty giao dịch chứng khoán một thời gian ngắn trước khi bắt đầu khởi nghiệp bằng đồng tiền của mình khi thành lập công ty Fisher & Company năm 1931. Ông quản lý các công việc của công ty cho đến khi nghỉ hưu năm 1999 ở tuổi 91 và người ta nói rằng ông đã tạo ra những lợi nhuận đầu tư phi thường cho những khách hàng của mình.

Mặc dù ông bắt đầu vào những năm 50 trước khi Thung lũng Silicon được biết tới, ông chuyên vào những công ty sáng tạo có công tác nghiên cứu phát triển mạnh. Ông thực hiện đầu tư dài hạn, mua những công ty lớn với giá hời. Ông cũng là người rất riêng tư, ít chịu phỏng vấn và rất kén chọn khách hàng của mình. Ông không nổi tiếng đối với công chúng cho đến khi xuất bản cuốn sách "Cổ phiếu thường Lợi nhuận phi thường" năm 1958.

Philip Fisher đạt được thành tích xuất sắc trong 70 năm đầu tư của mình. Ông đầu tư vào công ty được quản lý tốt, tăng trưởng, chất lượng cao và giữ dài hạn. Ví dụ, ông đã mua cổ phiếu của Motorola vào năm 1955 và tiếp tục giữ nó cho đến khi ông qua đời vào năm 2004.

Châm ngôn nổi tiếng của ông "15 tiêu chí cần tìm kiếm trong cổ phiếu thường" đã được phân chia thành hai loại: chất lượng quản lý và các đặc điểm của doanh nghiệp. Phẩm chất quản lý quan trọng của công ty cần có là: quản lý toàn diện, kế toán thận trọng, triển vọng dài hạn tốt, cởi mở để thay đổi, kiểm soát tài chính xuất sắc, và các chính sách nhân sự tốt.

15 câu hỏi đặt ra cho nhà đầu tư tìm kiếm cổ phiếu thường - Lợi nhuận phi thường ???

Questions for investors
  1. Liệu công ty có những sản phẩm và dịch vụ có đủ tiềm năng thị trường đủ lớn để tăng trưởng doanh thu ít nhất trong vài năm tới không?
  2. Bộ máy quản lý của công ty có quyết tâm tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm hay những quy trình sản xuất, nhằm gia tăng hơn nữa tổng doanh thu trong khi tiềm năng tăng trưởng của các dòng sản phẩm hấp dẫn hiện tại đã bị khai thác quá nhiều?
  3. Những nỗ lực nghiên cứu và phát triển của công ty sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quy mô của nó?
  4. Cách tổ chức bán hàng của công ty đã hiệu quả chưa?
  5. Biên lợi nhuận của công ty có cao không?
  6. Công ty đang làm gì để duy trì hoặc cải thiện biên lợi nhuận?
  7. Mối quan hệ giữa bộ máy lãnh đạo và người lao động trong công ty có tốt không?
  8. Đội ngũ lãnh đạo công ty có đoàn kết, đồng thuận cao không?
  9. Công ty có thật sự có chiều sâu quản lý không?
  10. Công ty có kiểm soát tốt hệ thống kế toán và phân tích chi phí không?
  11. Công ty có chú ý đến những khía cạnh kinh doanh khá khác biệt với tính chất của ngành - những khía cạnh mang lại cho nhà đầu tư đầu mối quan trọng về mức độ nổi trội của công ty so với đối thủ cạnh tranh không?
  12. Công ty có triển vọng lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn như thế nào?
  13. Trong tương lai, nếu công ty có dự tính tăng trưởng dựa trên việc tăng vốn cổ phần bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, thì lợi nhuận của các cổ đông hiện tại có giảm sút không?
  14. Bộ máy quản lý công ty có luôn minh bạch với các nhà đầu tư về tình hình công ty khi nó hoạt động tốt nhưng lại che giấu khi có vấn đề?
  15. Bộ máy quản lý công ty có liêm khiết không?
Đặc điểm kinh doanh quan trọng sẽ bao gồm: Định hướng tăng trưởng, lợi nhuận cao, lợi nhuận trên vốn cao, bộ phận nghiên cứu và phát triển tốt, hệ thống phân phối bán hàng tốt, công ty đầu ngành và sở hữu các sản phẩm hay dịch vụ độc quyền.

Philip Fisher thường nghiên cứu sâu và rộng về một công ty trước khi đầu tư. Một công cụ có vẻ đơn giản đó là  "lời đồn đại" hay "business grapevine" là một trong những công cụ giúp ông lựa chọn cổ phiếu.

Ông đã phân tích điều này rất kĩ trong quyển "Cổ phiếu thường Lợi nhuận phi thường". Theo ông, những công cụ này rất tuyệt vời và ông thường sử dụng tất cả các mối quan hệ để có thể tập hợp, thu thập thông tin về một công ty. Đây là một phương pháp vô cùng quý giá.

Cuốn sách xuất bản của Philip Fisher

✍Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường
✍Nhà đầu tư kiên định ngủ ngon 
✍Phát triển một triết lý đầu tư

Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường

Warren Buffett tìm gặp Philip Fisher sau khi đọc cuốn "Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường" của ông. Khi tôi gặp ông ấy, tôi bị ấn tượng bởi con người và ý tưởng của ông. Một sự hiểu biết tổng thể về một vụ kinh doanh, bằng việc sử dụng những kỹ thuật của 
Philip Fisher, cho phép nhà đầu tư có thể tạo ra những thương vụ đầu tư thông minh.

Câu nói nổi tiếng Philip Fisher ! 

Tôi chẳng muốn rất nhiều vụ đầu tư tốt, tôi muốn vài vụ đầu tư xuất sắc.


Lời khuyên Philip Fisher dành cho nhà đầu tư nên tránh

  • Không nên mua cổ phiếu ở các công ty đang trong quá trình hình thành và phát triển
  • Không nên bỏ qua các cổ phiếu tốt chỉ vì chúng chưa được niêm yết chính thức trên các sàn giao dịch HOSE , HNX (Cổ phiếu sàn Upcom)
  • Không nên mua cổ phiếu chỉ bởi bạn thích các báo cáo hàng năm của nó
  • Không nên lo lắng chỉ số P/E quá cao, nó có thể dấu hiệu cơ bản chỉ ra rằng mức tăng cao hơn của khoản thu nhập trong tương lai phần lớn đã được phản ánh ở mức giá hiện tại
  • Không nên quá quan trọng hóa các bước giá nhỏ nhặt
  • Không nên đa dạng hóa quá mức các khoản mục đầu tư
  • Đừng e ngại mua vì lo sợ chiến tranh
  • Không nên sa vào những vấn đề không thật sự quan trọng
  • Đừng quên xem xét thời điểm cũng như giá khi mua một cổ phiếu tăng trưởng thật sự
  • Đừng chạy theo đám đông

Mới hơn Cũ hơn
TradingView

Trade with Exness